Hotline : 0333.683.717

Dịch vụ tư vấn 24/7

Thời Gian Làm Việc

Từ Thứ 2 đến Sáng Thứ 7 (08:00 -> 16:00)

Người dân Việt Nam đang thắc mắc và băn khoăn trước việc người người nhà nhà đi làm căn cước công dân gắn chip trong khi mình đã có căn cước rồi có cần đi làm lại hay không và khi nào hết hạn cấp căn cước công dân. Để trả lời được câu hỏi đó hãy cùng hochieunhanhvn.com tìm hiểu nhé!

Khi nào hết hạn làm căn cước công dân?
Khi nào hết hạn làm căn cước công dân?

Khi nào hết hạn làm căn cước công dân?

Đối với câu hỏi này thì hiện nay pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì không có điều khoản nào quy định thời điểm căn cước công dân hết hạn mà chỉ tồn tại tính theo độ tuổi hiệu lực để làm lại căn cước công dân. 

Tức là mỗi công dân Việt Nam không tính thời điểm làm là bao lâu nhưng đều đến một mốc tuổi quy định là phải làm mới căn cước công dân. Còn trường hợp căn cước công dân thường chuyển sang dạng căn cước công dân gắn chip thì đó là trường hợp bắt buộc nếu người dân vẫn không tiến hành đổi căn cước mới thì sẽ vi phạm hành chính. 

Sở dĩ Việt Nam mạnh tay trong việc này là bởi vì muốn thay đổi từ hệ thống quản lý của cả nhà nước, căn cước công dân gắn chip sẽ dễ dàng quản lý và bảo mật thông tin được cao hơn. 

Theo quy định của CP thì công dân có căn cước công dân hết hạn mà không tiến hành đổi thì vi phạm hành chính và phải nộp phạt cho cơ quan chức năng 500 nghìn. 

Nhưng các hình thức phạt này có thể châm chước bằng các hình thức cảnh cáo hoặc giảm tiền phạt tùy theo tính chất của vấn đề, nhưng nặng nhất vẫn là 500 nghìn. 

Những trường hợp cần đổi căn cước công dân khi đến giới hạn tuổi tại Điều 23 Luật căn cước công dân:

  • Công dân đủ từ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi trở lên
  • Thẻ bị mờ hoặc hỏng các thông tin cơ bản gây khó khăn trong quá trình giám định.
  • Người chủ thẻ có sự thay đổi về đặc điểm nhận dạng hoặc thay đổi tên họ
  • Xác định lại quê quán, giới tính
  • Thông tin hiện hành bị sai lệch
  • Khi có yêu cầu
Thẻ căn cước công dân gắn chip tích hợp những thông tin gì?
trường hợp cần đổi căn cước công dân

Và các trường hợp được cấp lại căn cước có:

  • Khi công dân bị mất căn cước công dân
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam

Như vậy đối với các quy định làm lại căn cước công dân ở Việt Nam thì chia thành hai đối tượng một là đổi lại và hai là cấp lại. Với trường hợp đổi lại thì có 5 trường hợp và cấp lại thì có 1 trường hợp được yêu cầu cấp. 

Bạn đọc cũng chú ý thời điểm hết hạn của căn cước công dân thường sẽ vào sinh nhật năm 25, 40 và 60 tuổi nên chú ý để đi làm lại tránh bị phạt hành chính theo quy định. 

Xem thêm: Dịch vụ làm lại căn cước công dân

Khi nào bắt buộc đổi sang căn cước công dân có gắn chip?

Quy định tại Luật pháp Việt Nam cụ thể tại Luật căn cước công dân tại điều 38 có ghi rõ rằng đối với những trường hợp công dân làm chứng minh nhân dân từ 1/1/2016 thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn trên thẻ, tức là đến sinh nhật năm 25, 40 và 60 tuổi nhưng khi có yêu cầu của cơ quan chức năng thì cần nhanh chóng đổi sang thẻ mới. 

Còn theo thông tư 06.2021/TT-BCA thì có chỉ ra rằng:

  • Đối với căn cước công dân từ trước 23/1/2021 thì vẫn còn nguyên vẹn về mặt giá trị đến hết sinh nhật 25, 40 và 60 tuổi. 
  • Khi công dân được cơ quan yêu cầu phải đổi sang căn cước công dân gắn chip thì mới cần đổi và hai đối tượng trên vẫn có thể sử dụng thẻ này với mã định danh đó đến hết hạn. 
Mặt trước
Khi nào bắt buộc đổi sang căn cước công dân có gắn chip?
  • Đối với các trường hợp cơ quan chức năng đang cấp chứng minh thư, căn cước công dân thường thì dừng lại và đổi sang hoàn toàn dạng căn cước công dân gắn chip. Điều này đồng nghĩa với việc mã định danh ở căn cước trước đó không thay đổi, còn mã định danh 9 số thì cần đổi sang loại 12 số nên sẽ có sự thay đổi. 

Căn cước công dân có thời hạn sử dụng rất dài, nhưng theo quy định thì đến hết năm 2043 đồng nghĩa với Việt loại giấy tờ tùy thân chứng minh thân phận cao nhất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sử dụng đồng bộ là căn cước công dân có gắn chip. 

Xem thêm: Tất tần tật về làm căn cước công dân gắn chip online

Làm căn cước công dân có mất phí không?

Đối với trường hợp người sử dụng đang có chứng minh thư với mã định danh 9 số muốn đổi sang căn cước công dân 12 số thì cần phải nộp cho cơ quan làm giấy tờ lệ phí 30 ngàn đồng để được đổi lại. 

Đối với trường hợp hư hỏng, mờ sau thời gian sử dụng hoặc các thông tin cơ bản của căn cước công dân bị sai lệch so với thực tế thì cần nộp lệ phí làm lại cao hơn, là 50 ngàn đồng.

Đối với trường hợp mất thẻ hoặc người vừa được trở lại với quốc tịch Việt Nam thì nộp 70 ngàn đồng 1 thẻ. 

Tuy nhiên trong thời gian COVID và trong quá trình đổi lại thẻ căn cước công dân có gắn chip thì lệ phí của mọi trường hợp liên quan đến cấp và làm lại thẻ đều được giảm đi một nửa so với ban đầu.

Căn cước công dân là một loại giấy tờ quan trọng và nếu bạn đọc thấy căn cước của mình đang có những thông tin sai lệch như trên hoặc hết thời hạn thì cần đi cấp lại ngay. Nếu khách hàng muốn làm căn cước công dân nhanh thì có thể liên lạc với hochieunhanhvn.com để được làm giấy tờ một cách nhanh chóng.

Làm căn cước công dân có mất phí không?
Làm căn cước công dân có mất phí không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0333.683.717
Chat hỗ trợ
Chat ngay
1
Bạn cần hỗ trợ?